Xây dựng không gian theo phong cách Indochine

không gian phòng khách

Trong thiết kế nhà ở sẽ có rất nhiều phong cách khác nhau giúp gia chủ cũng như mọi người trong gia đình được trải nghiệm cũng như tận hưởng những không gian vô cùng đặc biệt. Thấu hiểu được điều đó hôm nay chúng mình sẽ mang đến một phong cách vô cùng đặc sắc dành những đối tượng là căn hộ nhưng lại muốn ở trong mội không gian đặt biệt. Và phong cách đó chính là phong cách thiết kế Indochine, nghe thôi là đủ thấy tò mò rồi đúng không nào mọi người. Vậy còn đợi gì nữa mà không cùng chúng mình theo dõi tin tức không gian đẹp cùng chúng mình thôi nào.

Tông quan về phong cách Indochine

Indochine là tên gọi chung của những đất nước xinh đẹp phía Đông Nam Châu Á. Sáu lãnh thổ này đều có truyền thống lịch sử lâu dài và văn hóa đặc trưng của vùng Á Đông. Chính những yếu tố văn hoá đã thổi hồn vào kiến trúc nước nhà sự giản dị, đằm thắm riêng biệt không trộn lẫn vào đâu. Đấy cũng là ưu điểm thu hút cái nhìn và sự sáng tạo của những kiến trúc sư người Pháp. Họ kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp Tân Cổ Điển và cảm hứng vùng miền tạo ra phong cách Đông Dương hiện tại. KTS tài hoa Emest Hébrard được biết đến như người đã đặt nền móng đầu tiên cho phong cách này.

Không ít lần, người Việt cũng sử dụng “đôi môi” để tượng trưng cho vẻ đẹp của người Á Đông. Đấy là sự dịu dàng, gần gũi và đằm thắm thể hiện cả trong thiết kế. Chính vì thế chất Phương Đông trong phong cách Indochine cũng tỏ rõ ưu điểm của mình.

phong cách thiết kế phòng khách
Các kiến trúc sư sử dụng loại gạch bông in họa tiết cổ, kèm thêm bộ sofa, tủ tivi từ gỗ và mây mắt cáo, mang đậm dấu ấn Việt Nam.

Đặc điểm của phong cách Indochine

Cũng có quan điểm cho rằng phong cách Indochine không hoàn toàn thành công bởi vì chi phí cao, điều này đã khiến người Pháp quay trở lại thiết kế cổ điển của họ. Quan điểm này cũng cho rằng kiến trúc ở Việt Nam thời Pháp thuộc là kết quả của các cuộc đàm phán chính trị giữa các chính quyền khác nhau, giữa chính quyền thuộc địa với địa phương, giữa người Pháp và người bản xứ, cũng như giữa các giải pháp và kỹ thuật, thẩm mỹ khác nhau được đưa ra tại lúc đó, do đó, không có cái gọi là kiến trúc thuộc địa đúng nghĩa mà chỉ là hiện tượng lai tạp của các nền văn hóa đan xen, góp phần tạo nên khoảnh khắc thuộc địa.

Từ góc nhìn khác, Hartingh, Craven-Smith-Milnes, và Tettoni (2007) đã xem xét kiến trúc Việt Nam thời cổ đại đến hiện đại và kết luận rằng, mặc dù thiết kế nội thất indochine ở Việt nam có sự giao thoa của văn hóa Trung Quốc và châu Âu nhưng thiết kế bản địa vô cùng đa dạng, nhờ vào đặc điểm khác nhau của nhiều địa phương Việt Nam khác nhau

Xây dựng phong cách Indochine cho nhà ở

Phố cổ – nơi lưu giữ những nét hoài niệm của một thời đã xa ở Hà Nội. Những căn nhà cao tầng, hiện đại đã thay dần nếp nhà nhuốm màu rêu phong. Thế nhưng, lẩn khuất khắp các ngõ ngách, người ta vẫn đang cố gắng níu giữ chút còn lại của năm tháng xưa cũ. Những năm đầu thế kỷ 20, phong cách kiến trúc Đông Dương (Indochine) ra đời. Đây là phong cách giao thoa giữa văn hóa Pháp và văn hóa bản địa.

Nếu có dịp bước vào những ngôi nhà cũ ở khu phố cổ, người ta không khó để nhận ra nét kiến trúc này ở một vài ngóc ngách nào đó. Hiện nay, phong cách Đông Dương vẫn thịnh hành nhưng mang màu sắc hiện đại, tươi mới hơn.

Không gian nội thất

phòng ngủ cho bé
Phòng ngủ cho bé cũng được lát gỗ tạo cảm giác ấm cúng

Phần phòng khách, sảnh tiếp đón được lát gạch bông, phần phòng ngủ và bếp sử dụng sàn gỗ.

Phòng khách và phòng thờ là hai không gian riêng biệt. Ngăn cách bởi tấm mành tre nhưng vẫn có sự kết nối. Các kiến trúc sư sử dụng loại gạch bông in họa tiết cổ. Kèm thêm bộ sofa, tủ tivi từ gỗ và mây mắt cáo, mang đậm dấu ấn Việt Nam.

Tranh thiếu nữ Đông Dương, tranh kỷ hà. Tranh họa tiết hoa cỏ nhiệt đới, cánh cửa vòm. Là đặc trưng của phong cách thiết kế này.

Sàn gỗ đồng màu với nội thất và cửa. Bộ bàn ăn cho 6 người, đèn chùm lồng chim tạo điểm nhấn cho khu vực ăn. Các kiến trúc sư  tận dụng thiết kế không gian mở, giúp căn hộ thoáng đãng hơn. Từ bàn ăn nhìn thẳng ra cửa và phòng khách, quan sát được mọi ngóc ngách của nhà.

 Tủ bếp, bàn đảo ốp mặt đá trắng và đá xanh vảy cá. Tại đây có cửa sổ lớn đón nắng, lưu thông không khí cho toàn bộ căn hộ.

Phòng ngủ ấm cúng, phần gỗ ốp đầu giường cắt bằng máy CNC. Các đường nét bo tròn tiếp tục phát huy tác dụng. Giúp gia chủ thấy dễ chịu khi nghỉ ngơi và mang lại sinh khí. Trong phòng có thêm bồn tắm tắm tân cổ điển, vòi sen mạ vàng.

Phòng ngủ cho em bé, vừa đảm bảo giữ được phong cách của ngôi nhà. Nhưng không kém phần dễ thương, tiện nghi.

Phòng tắm nhỏ, sử dụng bồn rửa mặt dương, đặt trên tấm đá lượn tròn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *