Tìm hiểu về lệnh MP và hướng dẫn cách sử dụng lệnh MP trong đặt lệnh chứng khoán

Tìm hiểu về lệnh MP và hướng dẫn cách sử dụng lệnh MP trong đặt lệnh chứng khoán

Các nhà đầu tư mới khi tìm hiểu về cách đặt lệnh chứng khoán thường thắc mắc: Lệnh MP trong Chứng khoán là gì? Cách khớp lệnh MP, các ví dụ lệnh MP, cách sử dụng lệnh MP trong đặt lệnh, lệnh MP trên sàn HOSE, lệnh MP thị trường… Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn về chủ đề cách sử dụng lệnh MP trong việc đặt lệnh chứng khoán. Để tìm hiểu thêm về lệnh MP là gì và các cách đặt lệnh khi chơi chứng khoán mời bạn xem tiếp bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Tìm hiểu về lệnh MP

Lệnh MP (Market Price), lệnh thị trường; là lệnh mua, bán tại mức giá tốt nhất theo giá thị trường hiện tại. Tức là mua tại giá bán thấp nhất, bán tại giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.

Tìm hiểu về lệnh MP
Lệnh MP (Market Price), lệnh thị trường, là lệnh mua, bán tại mức giá tốt nhất theo giá thị trường hiện tại

Lệnh MP sẽ được thực hiện ngay khi được nhập vào hệ thống nếu có lệnh LO đối ứng. Nhà đầu tư không được nhập lệnh MP vào hệ thống giao dịch khi chưa có lệnh giới hạn đối ứng đối với chứng khoán đó.

Lệnh MP có thể khớp lệnh gộp nhiều bước giá. Nếu như sau khi khớp lệnh tại mức giá tốt nhất vẫn còn khối lượng chưa khớp hết thì lệnh sẽ tiếp tục khớp lên mức giá tốt nhất tiếp theo cho đến khi khớp hết khối lượng đặt của bạn.

Ví dụ: Bạn đặt lệnh mua MP với khối lượng 140 cổ phiếu BVH – Tập đoàn Bảo Việt thì đầu tiên bạn sẽ được mua 40 cổ phiếu với giá 83.9, sau đó phần chưa khớp là 100 cổ phiếu sẽ tiếp tục khớp lên khối lượng 10.1K; giá 84 đang chờ sẵn tức là bạn sẽ tiếp tục mua 100 cổ phiếu nữa với giá 84.

Các trường hợp chuyển lệnh MP thành lệnh LO

Nếu khối lượng đặt của lệnh MP vẫn còn và không thể tiếp tục khớp được nữa; thì lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh LO mua tại mức giá cao hơn một đơn vị yết giá so với giá mua cuối cùng trước đó; hoặc lệnh LO bán tại mức giá thấp hơn một đơn vị yết giá so với giá bán cuối cùng trước đó. Trường hợp giá thực hiện cuối cùng là giá trần đối với lệnh mua MP thì lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh LO mua tại giá trần; là giá sàn đối với lệnh bán MP thì sẽ chuyển thành lệnh LO bán tại giá sàn.

Lệnh MP chỉ sử dụng trên sàn HOSE và chỉ trong phiên khớp lệnh liên tục.

Lệnh MP sẽ tự động hủy nếu không có lệnh đối ứng tại thời điểm nhập lệnh vào hệ thống.

Lệnh mua MP hiện trên bảng giá là B, lệnh bán MP hiện trên bảng giá là S.

Đặt lệnh MP như thế nào?

Nhà đầu tư cần có tài khoản bên Chứng khoán HSC; sau đó truy cập vào hệ thống ứng dụng và web của HSC để tiến hành đặt lệnh giao dịch.

Đặt lệnh MP như thế nào?
Truy cập vào hệ thống ứng dụng và web của HSC để tiến hành đặt lệnh giao dịch

Nếu bạn mở tài khoản và giao dịch bên Chứng khoán HSC; thì sẽ được tư vấn miễn phí hàng ngày về cách chơi chứng khoán và những mã cổ phiếu mạnh nhất thị trường để đầu tư hiệu quả nhất; bạn vui lòng liên hệ với mình để được hướng dẫn chi tiết hơn.

Ví dụ bạn đang sử dụng ứng dụng HSC itrade trên máy tính thì bạn mở mục phiếu lệnh và điền thông tin về khối lượng và giá. Lưu ý tại mục giá, bạn điền chữ “MP”.

Ví dụ: Phiếu lệnh mua cổ phiếu VIC – Tập đoàn Vingroup với khối lượng 100 cổ phiếu tại mức giá MP.

Sử dụng lệnh MP như thế nào?

Lệnh MP phù hợp với nhà đầu tư trong giai đoạn đua lệnh; thể hiện rằng bạn muốn khớp bằng mọi giá trong phiên khớp lệnh liên tục. Bạn sẵn sàng mua với giá cao và bán với giá thấp. Lệnh mua MP thường sử dụng khi bạn mua đuổi vì chắc chắn rằng cổ phiếu sẽ tăng giá. Lệnh bán MP thường sử dụng khi bạn bán tháo vì chắc chắn rằng cổ phiếu sẽ giảm giá.

Lệnh MP khá thuận tiện cho nhà đầu tư vì chỉ cần đưa ra khối lượng; không cần chỉ ra mức giá cụ thể và được ưu tiên thực hiện trước lệnh LO.

Những lưu ý khi sử dụng lệnh MP là gì?

Lệnh thị trường có đặc điểm là chấp nhận mức giá thị trường; vì thế lệnh này không đặt ra một mức giá cụ thể nào. Lệnh MP sẽ được khớp với mức giá tốt nhất trên thị trường; chính vì thế nhà đầu tư cần hết sức thận trọng trước khi sử dụng.

Có một vấn đề nữa nhất định bạn phải biết, hệ thống giao dịch sẽ có một độ trễ nhất định trong quá trình xử lý; do đó lệnh thị trường có thể bị từ chối nếu giao dịch chưa hoàn tất quá trình khớp lệnh định giá mở cửa; hay hệ thống chuẩn bị dữ liệu tại thời điểm đầu của phiên giao dịch.

Phân biệt lệnh MP và lệnh giới hạn

Phân biệt lệnh MP và lệnh giới hạn
Lệnh thị trường được sử dụng trong các đợt giao dịch khớp lệnh liên tục

Lệnh thị trường

+ Thời gian lệnh sử dụng: sử dụng trong thời gian khớp lệnh liên tục

+ Giá khớp lệnh: không đặt ra mức giá cụ thể mà sẽ được khớp với các mức giá tốt nhất trên thị trường

Lệnh giới hạn

+ Thời gian lệnh sử dụng: được sử dụng trong tất cả các đợt khớp lệnh

+ Giá khớp lệnh: sẽ được đặt ra một mức giá cụ thể; lệnh chỉ được khớp tại mức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá giới hạn đặt ra.

Kết luận: Lệnh thị trường được sử dụng trong các đợt giao dịch khớp lệnh liên tục. Trong quá trình đặt lệnh thị trường thì yêu cầu nhà đầu tư phải ghi “MP” tại trường mức giá. Lệnh sẽ được tự động hủy nếu không có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm nhập lệnh vào trong hệ thống giao dịch.

Đặc biệt, đối với lệnh mua giá trần/bán giá sàn khối lượng còn lại của lệnh chưa được khớp; sẽ vẫn chờ trên sổ lệnh tại mức giá trần/giá sàn. Khối lượng còn lại chưa được khớp của lệnh thị trường; sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua với mức giá cao hơn giá khớp cuối cùng một đơn vị yết giá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *