Vừa có thông tin cho biết Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc sẽ thành lập một sàn chứng khoán mới được mở tại Bắc Kinh. Sàn giao dịch này tập trung vào cổ phiếu của những công ty về lĩnh vực dịch vụ và sáng tạo. Với mục đích gia tăng sự ảnh hưởng của thành phố trong thế giới tài chính và kinh doanh.
Động thái này sẽ diễn ra trong bối cảnh Chính phủ của nước này đang đẩy mạnh những chiến dịch nhằm kiểm soát những doanh nghiệp tư nhân lớn trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ như công nghệ, giáo dục,… Bắc Kinh cũng đã có những biện pháp nhằm kiềm chế sức mạnh; và ảnh hưởng của các công ty lớn trong một năm qua. Để biết thêm chi tiết, mời các bạn đến với bài viết trong chuyên mục tin tức chứng khoán của chúng tôi.
Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết sẽ mở sàn giao dịch chứng khoán mới
Tại một hội chợ thương mại quốc tế vào hôm thứ Năm tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố việc mở sàn giao dịch chứng khoán mới nói trên. Ông Tập cho biết, sàn giao dịch này sẽ là nơi tập trung cổ phiếu của các công ty dịch vụ và sáng tạo. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo không nói rõ đến bao giờ thì sàn mới chính thức thành lập và đi vào hoạt động.
Trung Quốc hiện có hai sàn giao dịch chứng khoán tại đại lục. Một ở Thượng Hải và một ở Thẩm Quyến, đều cách xa Bắc Kinh. Sở Giao dịch chứng khoán Thượng Hải thành lập năm 1990. Chủ yếu là nơi giao dịch của các cổ phiếu vốn hoá lớn. Bao gồm các công ty quốc doanh, ngân hàng và công ty năng lượng.
Sở Giao dịch chứng khoán Thẩm Quyến có nhiều cổ phiếu công nghệ và cổ phiếu doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài đại lục có Sở Giao dịch chứng khoán Hồng Kông. Nhưng sàn này chịu sự giám sát của pháp luật Hồng Kông. Và nằm ngoài các biện pháp kiểm soát vốn của Bắc Kinh.
Lý giải nguyên nhân mở sàn chứng khoán mới của Trung Quốc
Động thái mở sàn chứng khoán mới của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Chính phủ nước này đẩy mạnh chiến dịch kiểm soát các doanh nghiệp tư nhân lớn. Trong nhiều lĩnh vực, từ công nghệ cho tới giáo dục. Trong gần 1 năm qua, Bắc Kinh đã có loạt biện pháp nhằm kiềm chế sức mạnh và ảnh hưởng của các công ty. Như Alibaba, Tencent, Meituan…
Ngoài ra, các công ty Trung Quốc cũng đang gặp nhiều trở ngại pháp lý. Trong việc niêm yết cổ phiếu để huy động vốn tại Mỹ. Nhà chức trách Trung Quốc gia tăng sức ép đối với các công ty trong nước muốn niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài. Vì lo ngại các công ty này có thể trao cho chính phủ nước ngoài quyền tiếp cận với các dữ liệu nhạy cảm về người dùng.
Cùng với đó, cơ quan chức năng Mỹ cũng tăng cường giám sát đối với các vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của doanh nghiệp Trung Quốc tại Mỹ. Đưa ra quy định nghiêm ngặt hơn về công bố thông tin đối với các công ty này; nhằm ngăn ngừa rủi ro.
Lần thứ hai ông Tập Cận Bình công bố một sáng kiến về thị trường chứng khoán
Đây là lần thứ hai ông Tập Cận Bình đích thân công bố một sáng kiến liên quan đến thị trường chứng khoán. Năm 2018, khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang căng thẳng. Ông Tập mở một sàn giao dịch dành riêng; cho các cổ phiếu công nghệ thuộc Sở Giao dịch chứng khoán Thượng Hải. Đặt tên là Star Market; sàn này nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư vào các công ty công nghệ cao của Trung Quốc.
Giúp nước này gia tăng sức cạnh tranh với phương Tây về công nghệ. Kể từ đó, hơn 300 công ty công nghệ đã niêm yết cổ phiếu ở Star Market. Với tổng vốn hoá thị trường đạt 4,7 nghìn tỷ Nhân dân tệ (728 tỷ USD).
Năm 2013, Trung Quốc cũng đã thành lập Sở giao dịch chứng khoán và báo giá (NEEQ) tại Bắc Kinh. Để giao dịch cổ phiếu của các công ty không niêm yết tại Thượng Hải và Thâm Quyến. Tuy nhiên, những năm gần đây, NEEQ tụt hậu so với sàn Thượng Hải và Thâm Quyến. Cả về quy mô và thanh khoản.
Ông Tập cũng cam kết sẽ cải tổ NEEQ. Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cho biết; sàn giao dịch chứng khoán Bắc Kinh mới sẽ được xây dựng dựa trên NEEQ. Các công ty được chọn từ NEEQ có thể đủ điều kiện. Để niêm yết trên sàn giao dịch Bắc Kinh.