Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến nhiều người lao động (NLĐ) phải đem hành lý lên đơn vị mình làm để làm việc “ba tại chỗ”. Một số công ty khác thì vì tính chất công việc nên có thể cho NLĐ ở nhà làm việc tại nhà, làm việc online. Số lượng NLĐ làm việc tại nhà hiện tại là rất nhiều, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Vậy những vấn đề về tiền lương và bảo hiểm xã hội (BHXH) của những đối tượng này được giải quyết như thế nào? Bài viết sau đây xin chia sẻ đến các bạn những vấn đề mà NLĐ đang làm việc tại nhà cần biết để đảm bảo quyền lợi của mình.
Làm việc tại nhà là giải pháp để tránh dịch hiện nay
Khảo sát của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra rằng; gần 19% bị giảm lương tới 50%. Trong số 26.378 người tham gia khảo sát trả lời đang có việc; 42% người trả lời cho biết hình thức làm việc của họ hoàn toàn là online; gần 29% trả lời đang làm việc với hình thức 50% thời gian online và 50% thời gian tại công sở. Gần 15% cho biết họ làm việc 100% thời gian tại nơi làm việc. Trong số người lao động đang có việc làm; chỉ 7% làm việc theo mô hình “3 tại chỗ”.
Tham gia khảo sát về vấn đề tiền lương, 45% cho biết tiền lương của họ giữ nguyên. Số lao động trả lời được tăng lương chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 0,4%. Gần 19% cho biết họ có việc làm nhưng tiền lương giảm 50%. Bên cạnh đó, 13,6% lao động đang có việc trả lời tiền lương của họ bị giảm 20% và lý do này tập trung vào nhóm lao động đang duy trì làm việc online. Số lao động có việc làm nhưng lương giảm tới 80% hoặc nhận lương tùy thuộc vào sản phẩm làm ra trong tháng chiếm tỷ lệ tương ứng lần lượt là 4,5% và 11,7%.
Lưu ý dành cho NLĐ làm việc tại nhà
NLĐ làm việc tại nhà thì có bị giảm lương không?
Theo quy định tại Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 về việc trả lương cho NLĐ; thì người sử dụng lao động trả lương cho NLĐ căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận; năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc”. Như vậy, việc trả lương cho NLĐ căn cứ vào tiền lương thỏa thuận; năng suất và chất lượng thực hiện công việc. Chứ không căn cứ vào địa điểm làm việc. Do đó, nếu NLĐ có năng suất và chất lượng công việc bằng; hoặc tốt hơn so với năng suất và chất lượng khi làm tại doanh nghiệp; thì doanh nghiệp không được giảm lương của NLĐ; mà phải trả đầy đủ lương cho NLĐ theo thỏa thuận.
NLĐ có được tính lương làm thêm giờ khi làm thêm giờ tại nhà không?
Với tình hình hiện nay, nhiều người lao động vẫn đang làm việc chăm chỉ; dù đã hết giờ làm việc khi làm việc tại nhà. Tuy nhiên, người lao động cần phải nắm rõ những quy định về thời gian làm thêm giờ; để bảo vệ quyền lợi của mình,
Thời gian làm thêm giờ là gì?
Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật; thỏa ước lao động tập thể; hoặc nội quy lao động. Ngoài ra, Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày; và không quá 48 giờ trong 1 tuần. Như vậy, nếu người lao động làm việc ngoài khoảng thời gian trong nội quy lao động của doanh nghiệp; thì được tính là tiền lương làm thêm giờ.
Tiền lương làm thêm giờ được tính thế nào?
Theo hướng dẫn tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019; thì: “Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Ngoài ra, “Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.”
Vấn đề đóng BHXH của NLĐ làm việc tại nhà
Căn cứ theo quy định tại Khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH; tiền lương tháng căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là mức lương; phụ cấp lương; và các khoản bổ sung khác. Do đó, nếu người lao động vẫn làm việc online và vẫn hưởng lương; thì vẫn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
NLĐ làm việc tại nhà nhưng vừa làm vừa nghỉ thì có được đóng BHXH không?
Nhiều doanh nghiệp đang thực hiện chính sách giảm thời gian làm việc của NLĐ. Ví dụ: Nếu người lao động đi làm với lịch làm việc là 1 tuần làm 3 ngày, nghỉ 4 ngày; thì có phải đóng BHXH không? Theo quy định tại khoản 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14–/2017 thì: “Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.” Như vậy, sẽ có những trường hợp như sau:
- Trường hợp 1: Người lao động vừa làm vừa nghỉ; mà số này nghỉ từ 13 ngày trở xuống trong tháng; thì vẫn phải tham gia đóng BHXH tháng đó.
- Trường hợp 2: Vừa làm vừa nghỉ; mà số ngày nghỉ từ 14 ngày trở lên trong tháng; nhưng vẫn hưởng lương do người sử dụng lao động chi trả; thì người lao động và người sử dụng lao động phải đóng BHXH theo quy định.
- Trường hợp 3: Vừa làm vừa nghỉ; mà số ngày nghỉ từ 14 ngày trở lên trong tháng; nhưng không hưởng lương do người sử dụng lao động chi trả; thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH theo quy định.