Một số chiến lược hiệu quả trong đầu tư chứng khoán cho người mới tham gia

Một số chiến lược hiệu quả trong đầu tư chứng khoán cho người mới tham gia

Chiến lược đầu tư là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và biết phải làm gì khi thị trường biến động. Để đầu tư hiệu quả vào thị trường chứng khoán Việt Nam, bạn cần hiểu 6 chiến lược sau: cổ tức, cổ phiếu giá rẻ tiềm năng, đầu tư thụ động, đầu tư tăng trưởng, đầu tư theo đà và đầu tư lướt sóng. Chiến lược đầu tư cổ phiếu là một tập hợp các quy tắc hoặc phương pháp giúp nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu tốt; phù hợp với mục tiêu lợi nhuận và rủi ro của mỗi người.

Hiện nay, có rất nhiều chiến lược đầu tư được áp dụng và tất cả đều ít nhiều mang lại hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, có hai chiến lược đầu tư chính và trong mỗi chiến lược đầu tư chính này được chia thành một số chiến lược khác.

Đưa ra các quyết định đầu tư

Phân tích kỹ thuật là việc đưa ra các quyết định đầu tư trên cơ sở xem xét biểu đồ cổ phiếu. Có rất nhiều chỉ số trong phân tích kỹ thuật như MACD, SMA, Bollinger Bands, RSI… Tuy nhiên, các chỉ số này đều dựa trên 2 yếu tố cơ bản là giá và khối lượng. Bản chất của phân tích kỹ thuật đó là tìm hiểu tâm lý thị trường; và của đa phân nhà đầu tư thông qua xu hướng giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch.

phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật là việc đưa ra các quyết định đầu tư trên cơ sở xem xét biểu đồ cổ phiếu

Phân tích các yếu tố vĩ mô

Phân tích cơ bản là việc phân tích các yếu tố vĩ mô, phân tích ngành; và phân tích từng doanh nghiệp (DN) để xác định giá trị của DN và đưa ra các quyết định đầu tư. Tuy nhiên, để có các ý tưởng lựa chọn cổ phiếu; DN/ngành và tiếp tục phân tích sâu hơn để đưa ra các quyết định đầu tư; nhà đầu tư có thể dùng 2 phương pháp/chiến lược để lựa chọn cổ phiếu.

Phương pháp Top-down

Chiến lược đầu tư Top-down là việc lựa chọn ngành/cổ phiếu trên cơ sở phân tích từ trên xuống dưới là phân tích vĩ mô, phân tích ngành, và cuối cùng là phân tích DN. Trên cơ sở phân tích vĩ mô; nhà đầu tư sẽ đánh giá các tài sản/ngành sẽ có kết quả kinh doanh tốt; sinh lợi khả quan trong thời gian tới và lựa chọn những cổ phiếu tốt nhất trong ngành để đầu tư.

Ví dụ, nếu nhà đầu tư đánh giá nền kinh tế đang trong chu kỳ Hồi Phục; lãi suất và lạm phát ở mức thấp, tín dụng đang tăng trưởng tốt thì cổ phiếu sẽ có mức sinh lợi tốt hơn các tài sản khác như trái phiếu, hàng hóa, và các ngành sẽ có mức sinh lợi tốt là ngân hàng; chứng khoán, bất động sản, sản xuất, tiêu dùng không thiết yếu… Lợi ích của phương pháp Top-down là có thể nhìn tổng thể nền kinh tế; các loại tài sản, và các ngành trong nền kinh tế một cách hết sức bao quát.

Phương pháp Bottom-up

Phương pháp Bottom-up
Chiến lược đầu tư Bottom-up là việc lấy ý tưởng đầu tư trên cơ sở phân tích từ dưới lên

Chiến lược đầu tư Bottom-up là việc lấy ý tưởng đầu tư trên cơ sở phân tích từ dưới lên; từ doanh nghiệp, đến ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động; và sau đó mới phân tích các yếu tố vĩ mô xem DN có lợi hay chịu bất lợi nào. Phương pháp Bottom-up có điểm lợi là phân tích DN chi tiết hơn.

Để lựa chọn cổ phiếu theo phương pháp Bottom-up; nhà đầu tư thường xây dựng ra các tiêu chí theo các chiến lược đầu tư riêng mà trên cơ sở đó, có 3 chiến lược phố biến là:

  • Đầu tư giá trị: là việc lựa chọn các cổ phiếu có giá hiện tại thấp hơn giá trị. Nhà đầu tư sử dụng chiến lược đầu tư giá trị tin rằng; giá cổ phiếu sẽ tăng trở về giá trị cổ phiếu và mang lại lợi nhuận.
  • Đầu tư tăng trưởng: là việc lựa chọn cổ phiếu của các công ty được kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng doanh thu/lợi nhuận cao trong thời gian tới (cao hơn trung bình ngành và/hoặc cao hơn mức trung bình của thị trường).
  • Đầu tư nhận cổ tức: là việc mua cổ phiếu để nhận dòng cổ tức doanh nghiệp trả cho chủ sở hữu. Thông thường; nhà đầu tư mua cổ phiếu để nhận cổ tức thường lựa chọn những DN trả cổ tức ở mức cao và hoạt động ổn định để đảm bảo dòng cổ tức sẽ tiếp tục được duy trì trong tương lai.

Sáu chiến lược đầu tư chứng khoán hiệu quả

Chiến lược đầu tư cổ tức

Chiến lược đầu tư cổ tức là chiến lược nhà đầu tư dài hạn sử dụng; để tăng lợi suất nắm giữ của mình khi các công ty trả cổ tức từ khoản lợi nhuận sau thuế. Ở Việt Nam, các nhà đầu tư quá kì vọng vào ăn “chênh lệch”; mà không để ý đến nguồn thu nhập cực kì hấp dẫn của bản thân cổ tức như các nhà đầu tư giá trị đang làm.

Chiến lược đầu tư giá trị

Chiến lược đầu tư giá trị
Đầu tư giá trị là phương pháp nhà đầu tư sử dụng bằng cách chọn những cổ phiếu có giá trị thị trường hiện tại thấp

Đầu tư giá trị là phương pháp nhà đầu tư sử dụng bằng cách chọn những cổ phiếu có giá trị thị trường hiện tại thấp hơn với giá trị nội tại hay giá trị sổ sách của công ty. Nhà đầu tư tin rằng thị trường đang phản ứng thái quá với các tin tốt; tin xấu của công ty dẫn đến sự thay đổi về giá của cổ phiếu không đúng so với yếu tố cơ bản của công ty.

Chiến lược đầu tư thụ động hay đầu tư chỉ số (Passive investment)

Đầu tư thụ động là hình thức nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách hạn chế mua; và bán thông qua việc ủy quyền đầu tư cho các quỹ. Theo đó các quỹ sử dụng vốn được ủy thác; để đầu tư nhóm chỉ số cổ phiếu phổ biến như VN30, VN100, VNX50.

Chiến lược đầu tư theo đà tăng trưởng

Đầu tư theo đà tăng trưởng là hình thức nhà đầu tư sẽ mua vào những loại cổ phiếu có quán tính tăng mạnh; cổ phiếu tăng mạnh là cổ phiếu dẫn dắt đà tăng của thị trường; nên những cổ phiếu này sẽ mang lại hiểu quả cao hơn thị trường.

Chiến lược đầu tư tăng trưởng, nhà đầu tư chiến lược.

Đầu tư tăng trưởng hay còn gọi là đầu tư mạo hiểm; là hình thức các nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào một công ty start up; một công ty con làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp được đầu tư không những bằng tài sản hữu hình mà còn bằng tài sản vô hình là chủ yếu.

Chiến lược đầu cơ, lướt sóng

Chiến lược đầu cơ lướt sóng hay được các nhà đầu tư ngắn hạn sử dụng phân tích kĩ thuật; để kiếm lợi nhuận thông qua sự biến động của thị trường trong thời gian ngắn.

Phân tích kĩ thuật là phương pháp nhà đầu tư ngắn hạn sử dụng chỉ số; biểu đồ về giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ để đưa ra quyết định mua; bán và nắm giữ mà không dựa vào các chỉ số cơ bản của công ty.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *