Hướng dẫn đọc biểu đồ chứng khoán và phương pháp phân tích

Hướng dẫn đọc biểu đồ chứng khoán và phương pháp phân tích

Sau khi lựa chọn cổ phiếu tiềm năng thông qua các hoạt động xác định thời điểm tham gia thị trường, lựa chọn danh mục đầu tư, và thực hiện phân tích cơ bản. Nhà đầu tư thường sử dụng các công cụ để phân tích kỹ thuật để xác định thời điểm mua và bán phù hợp dựa trên các lịch sử biến động giá của cổ phiếu đó. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách đọc biểu đồ hình nến trên giao diện biểu đồ phân tích kỹ thuật. Cách xem đồ thị phân tích kỹ thuật trong chứng khoán là một khoa học, vì nó có rất nhiều thông số, dưới đây là những thông số cơ bản nhưng nếu hiểu rõ thì bạn sẽ kiếm được tiền trên thị trường chứng khoán.

Cách đọc biểu đồ chứng khoán

Cách đọc biểu đồ chứng khoán
Đồ thị có thanh công cụ, chỉ cần nhấp chuột vào là chuyển đổi từ ngày sang tuần và tháng

Nhận dạng và tóm tắt

Vùng 1, bạn biết chính xác mình đang xem gì, mã cổ phiếu nào. Nhìn vào bên góc trái màn hình bạn thấy mình đang xem cổ phiếu APC (Công ty cổ phần chiếu xạ An Phú)

Ngoài ra nó còn chỉ cho bạn biết giá mở cửa ngày gần nhất, ở đây giá mở cửa là Open = 46.6 (tức là 46.600 đồng), giá cao nhất cũng là  Hi=46.6, giá thấp nhất Lo = 44.3 và Giá đóng cửa là 45, ngoài ra còn đường giá trung bình 50 ngày MA50 đường màu cam là 38.77 và đường trung bình 100 ngày MA100 đường màu xanh dương là MA1 (Close, 100) = 32.28.

Bạn có thể xem biểu đồ này dưới dạng ngày, tuần, tháng tùy vào bạn lựa chọn, cách đọc biểu đồ tuần, tháng cũng tương tự như biểu đồ ngày, ở bên phải đồ thị có thanh công cụ bạn chỉ cần nhấp chuột vào là chuyển đổi từ ngày sang tuần và tháng.

P/S: APC từng lên tới đỉnh 90k nhưng bê bối ban lãnh đạo đã gãy trend và giá đã xuống rất thấp dười 50% so với đỉnh.

Trục thời gian

Nhìn vào trục ngang trên đồ thị giá; chúng ta đang xem giá chứng khoán từ tháng 12/2016 đến tháng 9/2017. Trên biểu đồ bạn thấy giá APC tháng 12/2016 là khoảng 18k nhưng tháng 9/2017 là 45k; tăng 150% trong chưa tới 1 năm.

Ở phần mềm Amibroker là phần mềm mạnh; bạn sẽ kéo thời gian xem về quá khứ, hay thu nhỏ thời gian lại chỉ xem ở 1,2 tuần hay xem vài tháng bằng biểu tượng +, – trên thanh công cụ.

Đường trung bình động (MA)

Đường trung bình động (MA)
Đường trung bình động là một trong những cách thức để xem kháng cự và hỗ trợ trên đồ thị giá

Đường trung bình động là một trong những cách thức để xem kháng cự và hỗ trợ trên đồ thị giá và xu hướng giá. Trên đồ thị này có 2 đường trung bình động là MA50 (đường trung bình động 50 ngày) màu cam; và đường xanh dương MA100 để xem đường trung bình động 100 ngày.

Khối lượng

Khối lượng rất quan trọng, nó giúp cho xác định đà và mức độ giao dịch của thị trường. Thanh khoản càng cao thì cổ phiếu giao dịch càng nhiều càng sôi động; thanh màu đỏ là thể hiện cổ phiếu này hôm đó giảm điểm, thanh màu xanh thì thể hiện thị trường tăng điểm; bằng việc so sánh giữa giá mở cửa và đóng cửa trong ngày hôm đó.

4 chỉ báo đơn giản về phân tích kỹ thuật trong chứng khoán

Phân tích kỹ thuật chứng khoán là phân tích cổ phiếu dựa vào biến động giá của quá khứ, nó đi theo lý thuyết Dow.

Và nhà phân tích kỹ thuật tin rằng giá cổ phiếu trình tương lai được dự đoán dựa vào những hình mẫu lịch sử lặp đi lặp lại và giá luôn luôn đúng nên không cần phải quan tâm đến yếu tố cơ bản!

Để tự tìm hiểu về phân tích kỹ thuật, có thể mất 1 thời gian, vài tháng để hiểu nó. Nhưng để ứng dụng đúng trong thực tế cần thời gian khá dài. Thực tế, rất nhiều NĐT sử dụng phân tích kỹ thuật chỉ biết cái ngọn; mà không nắm rõ cái gốc nên thua lỗ rất nhiều.

Miếng pho-mát miễn phí chỉ có trên bẫy chuột, bạn phải trả học phí bằng cách này hay cách khác. Nhưng hãy luôn kiên nhẫn “không thể cho 1 đứa trẻ ra đời trong 1 tháng bằng cách làm 9 cô có bầu” – Buffett.

4 chỉ báo đơn giản về phân tích kỹ thuật trong chứng khoán
Phân tích kỹ thuật chứng khoán là phân tích cổ phiếu dựa vào biến động giá của quá khứ

Cách hiệu quả nhất là đăng ký khóa học chứng khoán của Ngọ để được cầm tay chỉ việc đến & hỗ trợ trọn đời! Tuy nhiên, để hiểu các hoạt động phân tích kỹ thuật và dự đoán các xu hướng trong tương lai, bạn cần biết các điểm sau:

Xu hướng

Các xu hướng xác định hướng đi của thị trường hay cổ phiếu – điều này cho ta định hướng; và hướng dẫn ta sự vận hành của cổ phiếu và vận động của thị trường. Chúng có thể có ba loại:

Xu hướng tăng (Uptrend): Khi nhu cầu ở mức cao, nguồn cung thấp, và giá cổ phiếu tăng.

Xu hướng giảm (Down trend): Khi nhu cầu ở mức thấp và cung cao, và giá cổ phiếu giảm điểm.

Xu hướng ngang (Sideways): Đường ngang phát sinh từ mức cung và cầu bằng nhau; giá giao động nhỏ xu quanh trục nằm ngang.

Đường xu hướng

Khi xu hướng được phản ánh trong biểu đồ; các đường xu hướng được thêm vào biểu đồ để làm rõ thông tin cho đối tượng cổ phiếu mà bạn quan tâm. Nhìn vào biểu đồ sau có chứa một đường xu hướng màu xanh lá hoặc đỏ.

Khối lượng

Khối lượng là số cổ phần của một công ty hay của toàn bộ thị trường được giao dịch trong một khoảng thời gian cụ thể.

Đây là một trong những yếu tố quan trọng mà các nhà phân tích kỹ thuật muốn đầu tư chứng khoán cần xem xét.

Các nhà phân tích kỹ thuật nghiên cứu dữ liệu lịch sử về khối lượng của công ty; và dự đoán hướng đi của cổ phiếu để có thể thực hiện việc mua bán.

Họ tin rằng khi giá tăng lên với khối lượng tăng lên; thì điều này cho giá cổ phiếu sẽ tăng trong tương lai. Khối lượng được chú thích Số 4

Các dạng biểu đồ

Biểu đồ giá là đồ thị diễn biến giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian. Ở thể giới có nhiều loại biểu đồ; như biểu đồ đường (line chart), biểu đồ thanh (bar chart), biểu đồ nến Nhật (Candlestick chart); biểu đồ điểm và hình vẽ… Tuy nhiên ở Việt Nam chúng ta thường dùng phổ biến nhất là biểu đồ Nến Nhật.

Nến Nhật được thể hiện là nến Xanh hoặc Đỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *