Hướng dẫn cách tính giá cổ phiếu thay đổi vào ngày giao dịch không hưởng quyền

Hướng dẫn cách tính giá cổ phiếu thay đổi vào ngày giao dịch không hưởng quyền

Trong quá trình theo dõi và tham gia thị trường, nhà đầu tư thường nhận thấy rằng Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) không lấy giá đóng cửa của một cổ phiếu trong phiên giao dịch trước đó làm cho giá tham chiếu cho cổ phiếu này trong ngày giao dịch tiếp theo như thường lệ. Đây là các trường hợp doanh nghiệp niêm yết chốt quyền trả cổ tức bằng tiền, cổ tức bằng cổ phiếu, thưởng cổ phiếu, phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ.

Vậy phương pháp tính giá tham chiếu của số cổ phiếu này trong ngày giao dịch không hưởng quyền như thế nào? Trong bài viết về ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức (ngày giao dịch không hưởng quyền) có đề cập đến vấn đề giá cổ phiếu tại ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ được điều chỉnh. Bài viết này sẽ phân tích cụ thể về lý do điều chỉnh giá cổ phiếu trong ngày GDCK và cách tính giá cổ phiếu điều chỉnh. Đầu tiên, bài viết sẽ đi từ khái niệm cơ bản nhất: cổ tức và các hình thức trả cổ tức.

Tìm hiểu cổ tức là gì?

Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho cổ đông công ty sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định. Hàng năm, số tiền được trích ra để chi trả cổ tức sẽ được thông qua trong Đại hội cổ đông.

Tìm hiểu cổ tức là gì?
Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho cổ đông công ty

Trả cổ tức bằng tiền là gì?

Trả cổ tức bằng tiền là việc doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt trực tiếp vào tài khoản chứng khoán cho cổ đông. Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, khi 1 doanh nghiệp công bố tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền; thì tức là dựa trên mệnh giá cổ phiếu (tương ứng 10.000 đồng/CP)

Ví dụ: Ngày 16/06/2021; Công ty FPT chi trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 10%. Như vậy, 1 cổ phiếu FPT cổ đông sẽ nhận được: 10% x 10.000 = 1000 đồng

Trả cổ tức bằng cổ phiếu là gì?

Trả cổ tức bằng cổ phiếu là việc doanh nghiệp sẽ phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông. Việc phát hành thêm cổ phiếu (để chi trả cổ tức) không làm thay đổi vốn chủ sở hữu cũng như tỷ lệ nắm giữ của cổ đông.

Ví dụ: Công ty FPT dự kiến phát hành hơn 118,36 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 15% (20:3); tương đương cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu sẽ nhận thêm 03 cổ phiếu mới

Phân biệt việc trả cổ tức bằng tiền và trả cổ tức bằng cổ phiếu

Khác nhau quan trọng nhất giữa việc trả cổ tức bằng tiền mặt và cổ tức bằng cổ phiếu là dòng tiền lưu thông của doanh nghiệp.

Đối với việc trả cổ tức bằng tiền; dòng tiền từ lợi nhuận sau thuế sẽ đi ra khỏi doanh nghiệp. Cụ thể là được chi trả vào tài khoản của từng cổ đông.

Đối với việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, dòng tiền về cơ bản vẫn ở trong doanh nghiệp. Chỉ có sự thay đổi từ khoản mục lợi nhuận sau thuế (chưa phân phối) chuyển sang khoản mục vốn góp của chủ sở hữu.

Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?

Trong ngày giao dịch không hưởng quyền vì sao?
Trong ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ) bạn sẽ thấy giá cổ phiếu bị điều chỉnh giảm rất lớn

Trong ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ); bạn sẽ thấy giá cổ phiếu bị điều chỉnh giảm rất lớn tương ứng với tỷ lệ cổ tức được trả. Theo logic thông thường, khi nghe thấy được chia thưởng; đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ có thêm một cái gì đó; tài sản chúng ta sẽ được tăng lên.

Tuy nhiên, trong đầu tư chứng khoán; khi doanh nghiệp thông báo chia thưởng cổ tức bằng tiền hoặc cổ phiếu thì về bản chất; tài sản của chúng ta vẫn sẽ giữ nguyên, không hơn không kém. Đó chính là lý do vì sao giá tham chiếu của cổ phiếu tại Ngày GDKHQ lại phải điều chỉnh giảm xuống.

Nguyên lý giải thích cho việc cổ phiếu bị điều chỉnh giá vào ngày GDKHQ là: Tổng tài sản của mọi nhà đầu tư trước chia và sau chia đều phải bằng nhau; hay Tổng giá trị vốn hóa thị trường của công ty trước chia và sau chia là không đổi.

Tìm hiểu về công thức tính giá điều chỉnh

Ví dụ:

Cổ Phiếu VCB ngày 31/5/2021 có giá 100.000đ. Ngày 1/6 là ngày GDKHQ của cổ phiếu VCB với các quyền sau:

  • Tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền: 100:15 (tương đương 15% hay 1.500đ)
  • Tỷ lệ chia cổ phiếu thưởng: 100:10 (tương đương 10%)
  • Phát hành thêm tỷ lệ 100:20 giá 10.000

Bản chất công thức điều chỉnh giá khi chia cổ tức

Công thức điều chỉnh giá khi chia cổ tức được thực hiện theo Định luật bảo toàn vốn hóa và dòng tiền

Hiểu đơn giản: ở góc độ toán học chia cũng như không chia.

Khi đó, tổng vốn hóa và tiền – trước và sau ngày giao dịch không hưởng quyền là bằng nhau

Ví dụ về cách tính giá điều chỉnh khi trả cổ tức

Giá gổ phiếu Vinamilk (mã: VNM) ngày 8/8/2107 là: P = 150.000 VNĐ; Ngày 09/08/2017 là ngày giao dịch không hưởng quyền (Ngày GDKHQ) để trả cổ tức cho cổ phiếu Vinamilk:

Cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20%, tương đương với mức nhận 2.000 VNĐ. => C =2.000 đồng

Khi đó, bạn lưu ý định luật bảo toàn vốn hóa và dòng tiền; hay áp dụng công thức ta được, nôm na nên nhớ: Về mặt toán học chia cũng như không chia:

P’ = P – C = 150.000 – 2.000 = 148.000 VNĐ (do không có tỷ lệ cổ phiếu phát thêm).

Khi đó 1 CP VNM cũ giá 150.000 VNĐ thành 1 CP VNM; sau chia giá 148.000 VNĐ và 2.000 VNĐ tiền cổ tức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *