Chainalysis đã công bố Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu năm 2021 vào ngày hôm qua, trong đó Việt Nam dẫn đầu chỉ số này. Nền tảng nghiên cứu về dữ liệu Chainalysis hôm qua đã công bố Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu năm 2021 như một phần của chuỗi báo cáo địa lý tiền điện tử.
Chainalysis đã sử dụng ba số liệu khác nhau để tạo chỉ số thống kê này. Giá trị tiền điện tử trên chuỗi nhận được, khối lượng giao dịch trao đổi ngang hàng và giá trị bán lẻ trên chuỗi được chuyển. Sau đây hãy cùng tìm hiểu thêm về thông tin số này qua bài viết sau.
Việt Nam dẫn đầu toàn cầu năm 2021 về tỷ lệ chấp nhận tiền điện tử của người dân
Tỷ lệ chấp nhận tiền điện tử của người dân trên toàn cầu năm 2021 tăng 881% so với 2020, dẫn đầu là Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan.
Theo dữ liệu về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu (GCAI). Do Chainalysis thống kê từ 154 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam đứng đầu với điểm tuyệt đối là 1. Trong khi vị trí thứ hai và thứ ba là Ấn Độ và Pakistan lần lượt đạt 0,37 điểm và 0,36 điểm.
Đây là năm thứ hai Chainalysis thực hiện thống kê này. Chainalysis là một nền tảng blockchain được thành lập 2014 tại Mỹ. Công ty chuyên cung cấp dữ liệu, phần mềm, dịch vụ và nghiên cứu. Cho các cơ quan chính phủ, sàn giao dịch, tổ chức tài chính. Và các công ty bảo hiểm và an ninh mạng ở hơn 60 quốc gia.
Số liệu được Chainalysis phân tích dựa trên khối lượng giao dịch ngang hàng (P2P) trên các sàn tiền số, thay vì tổng khối lượng giao dịch tiền số, giúp thống kê chính xác hơn về số người tham gia. Trước đây, việc tính tổng khối lượng giao dịch thường có lợi cho các quốc gia giàu, vốn có những “cá mập” là các nhà đầu tư chuyên nghiệp và tổ chức sở hữu lượng tiền số lớn.
Kết quả GCAI và nguyên nhân sự thay đổi tích cực về tiền điện tử của Việt Nam
Theo Chainalysis, mục đích của chỉ số GCAI là đánh giá khả năng chấp nhận tiền điện tử. Của “những người phổ thông” và “tập trung vào các trường hợp sử dụng tiền điện tử. Liên quan đến giao dịch và tiết kiệm cá nhân, thay vì giao dịch và đầu cơ”. Các chỉ số được tính trọng số dựa trên lượng tài sản bình quân của mỗi cá nhân. Và giá trị đồng tiền lưu hành tại từng quốc gia cụ thể.
Kết quả xếp hạng cho thấy. Phần lớn trong số các quốc gia hàng đầu là các nền kinh tế mới nổi. Trong khi đó, Mỹ tuột từ vị trí thứ 6 năm ngoái xuống vị trí thứ 8. Trong khi Trung Quốc từ vị trí thứ 4 xuống thứ 13.
Vị trí của Việt Nam đang có nhiều thay đổi tích cực. Trên bản đồ blockchain và tiền số của thế giới. Các dự án tiền mã hóa do người Việt sáng lập như Axie Infinity (AXS); Coin98 (C98) hay TomoChain (TOMO) cũng đã tạo được dấu ấn trên thị trường.
Trong khi đó, Boaz Sobrado, nhà phân tích dữ liệu fintech tại London cho rằng. Việc xác định mức độ chấp nhận tiền điện tử của mỗi người dân ở mỗi quốc gia là điều không dễ dàng. Và phương pháp của Chainalysis vẫn có “điểm mù”. Do khó lấy được dữ liệu đầy đủ ở một số thị trường P2P. “Tuy vậy, đây là chỉ số tốt nhất hiện tại mà chúng ta có được”, ông nói.
Kết luận
Nhìn chung, Chainalysis phát hiện ra rằng tổng số lượng tiền điện tử chấp nhận toàn cầu vào cuối quý 2 năm 2021 đã tăng 881% so với cùng thời điểm năm ngoái và 2.300% kể từ quý 3 năm 2019. Công ty dữ liệu blockchain kết luận rằng trong khi các nền tảng P2P đang thúc đẩy việc áp dụng ở các thị trường mới nổi, thì là lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi) đang bùng nổ thúc đẩy việc áp dụng công nghệ số ở các nước phát triển. Rõ ràng là việc áp dụng tiền điện tử ngày càng tăng đang diễn ra trên quy mô toàn cầu.