Techcombank lên kế hoạch nâng cao năng lực điện toán đám mây

Ngân hàng Techcombank

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chọn Amazon Web Services (AWS) – một công ty con thuộc Amazon, làm đối tác cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với mục đích nhằm nâng cao trải nghiệm cho khách hàng. Với lợi thế phần lớn khách hàng sử dụng kênh ngân hàng số. Techcombank muốn chuyển hệ thống lên đám mây thông qua hợp tác với Amazon Web Service. Kế hoạch dài hạn này tập trung vào việc nâng cao năng lực điện toán đám mây cho nhân viên ngân hàng. Giúp họ tiếp cận và ứng dụng thành thạo các dịch vụ đám mây.

Techcombank thông báo hợp tác với Amazon Web Service

Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa thông báo hợp tác với Amazon Web Service (AWS) – công ty con của “gã khổng lồ” Amazon. Nhằm chuyển dịch hệ thống lên đám mây trong 5 năm tới. Đây là một phần trong dự án đầu tư công nghệ trị giá 500 triệu USD của nhà băng này trong 5 năm. “Chúng tôi không tiết lộ được giá trị cụ thể của thoả thuận này. Nhưng tôi tự tin để nói rằng đây là khoản đầu tư đơn lẻ lớn nhất mà ngân hàng thực hiện từ trước đến nay”, ông Jens Lottner nói.

Amazon Web Service
Một điểm giao dịch của Amazon Web Service

Techcombank cho biết hơn 90% khách hàng của họ sử dụng kênh số ít nhất một lần mỗi tháng. Và 34% chỉ sử dụng các kênh ngân hàng số. Cao hơn nhiều so với mức trung bình ở Việt Nam. Với tệp khách hàng ưa xài công nghệ hơn kiểu truyền thống. Việc chuyển đổi lên đám mây sẽ giúp ngân hàng phát triển các sản phẩm và dịch vụ một cách nhanh chóng. Và mang tính cá nhân hoá nhiều hơn.

Chi tiết về nền tảng điện toán của Techcombank

Techcombank sẽ cung cấp các khóa đào tạo nền tảng Cloud Practitioner được cấp chứng chỉ AWS cho các nhân viên phi kỹ thuật. Trong lúc, các khóa đào tạo dành cho các nhân viên kỹ thuật sẽ chuyên sâu về kỹ thuật chuyển đổi lên đám mây. Các chương trình đào tạo kỹ thuật có nhiều cấp độ. Từ trung bình đến nâng cao. Bao trùm các chủ đề về kiến trúc, phát triển ứng dụng, máy học và bảo mật.

Sáng kiến của Techcombank bao gồm thành lập mạng lưới Cloud Champion. Được dẫn dắt trong giai đoạn đầu bởi 25 nhân viên là chuyên gia hàng đầu về đám mây. Để hướng dẫn tăng cường năng lực nhóm và huấn luyện các đồng nghiệp kỹ năng đám mây; nhằm thúc đẩy sáng tạo.

Ông Jens Lottner nói: “Chúng tôi muốn sáng tạo các dịch vụ tuỳ chỉnh và cá nhân hóa. Để mỗi khách hàng có những trải nghiệm riêng và độc đáo. Để hiện thực hoá điều này, điện toán đám mây không phải là một lựa chọn. Đó là bắt buộc”. Như đã từng ở vị thế dẫn dắt trong việc tuân thủ Basel II, chuẩn mực IFRS hay chương trình ‘zero fee’. Lãnh đạo nhà băng này tự tin, sẽ tạo sự khác biệt so với các ngân hàng còn lại. Nhờ vào việc am hiểu dữ liệu và thị trường.

Những ưu điểm của hệ thống mới

Chi nhánh Techcombank
Một điểm giao dịch trực tiếp của Techcombank

Về tính an toàn và bảo mật, giám đốc điều hành của AWS ASEAN –  ông Conor McNamara cũng khẳng định; các tổ chức có thể hoạt động an toàn hơn trên đám mây công cộng. Như cách mà họ đang thực hiện tại trung tâm dữ liệu riêng của họ. Trên thực tế, cuộc khủng hoảng y tế đã kéo theo sự thay đổi gần như toàn diện lên mọi mặt. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ của công cuộc số hóa. Chuyển đổi lên đám mây trở thành “bình thường mới” trong lĩnh vực ngân hàng.

Nhiều tổ chức đã dịch chuyển các trung tâm dữ liệu lớn lên đám mây như ngân hàng Standard Chartered Bank tại Singapore. Một số tổ chức tài chính như DBS, FWD… Tại Đông Nam Á đã khai thác điện toán đám mây để tối ưu năng lực dữ liêu chưa từng khai phá. Biến dữ liệu thành am hiểu khách hàng. Tại Việt Nam, một số ngân hàng cũng dần chuyển đổi dữ liệu lên đám mây. Như VIB, TPBank, VietABank…

Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *