Kỹ thuật chứng khoán phiên 10/09/2021: Tâm lý giằng co khi xuất hiện mô hình cây nến Doji

Trong phiên giao dịch sáng ngày 10/09/2021, VN-Index tiếp tục duy trì đà tăng điểm ngay từ những phút mở cửa. Sự phục hồi này đã kéo các chỉ số gần tới ngưỡng 1.350 điểm. Thị trường tăng này có thể do đã test thành công đường Middle và đường SMA 50 ngày trong phiên trước đó. Tuy nhiên, trong phiên 10/9, sự xuất hiện của mô hình cây nến Doji đã cho thấy rằng nhà đầu tư vẫn đang có tâm lý giằng co ở thời điểm hiện tai. Hãy cùng chúng tôi phân tích chi tiết hơn về kỹ thuật phiên chiều 10/9 qua bài viết dưới đây.

Chỉ số kỹ thuật của VN-Index

Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 10/09/2021, VN-Index tiếp tục duy trì đà tăng sau khi test thành công đường SMA 50 ngày và đường Middle trong phiên trước đó. Tuy nhiên, sự xuất hiện của cây nến Doji cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn đang giằng co.

Mục tiêu của chỉ số đang là vùng đỉnh cũ tháng 08/2021 (tương đương vùng 1,360-1,380 điểm). Chỉ báo MACD đang ủng hộ cho khả năng này khi vẫn duy trì trên đường tín hiệu. Nếu chỉ báo Relative Strength Index cũng vượt lên trên trendline giảm ngắn hạn thì tình hình sẽ càng khả quan hơn.

Đường SMA 50 ngày và đường Middle của dải Bollinger Bands vẫn là hỗ trợ gần nhất nếu trạng thái điều chỉnh xuất hiện trở lại trong những ngày tới.

VN-Index ngày 10/9
VN-Index tiếp tục tăng sau khi test thành công đường SMA 50 ngày và đường Middle trong phiên trước đó

VN30-Index trong phiên đã nỗ lực bứt phá qua ngưỡng 1.450 điểm. Tuy nhiên áp lực mua suy yếu sau đó đã khiến nhiều cổ phiếu bị rơi khỏi vùng giá cao nhất trong ngày. Các cổ phiếu PNJ, VPB, VRE bứt tốc mạnh mẽ, trong đó PNJ hôm nay tăng gần 4%. Ngược lại, GVR, TPB, HDB là các cổ phiếu giảm sâu nhất nhóm VN30.

Bên cạnh dòng tiền hạ nhiệt ở nhóm vốn hóa lớn, áp lực chốt lời gia tăng tại nhóm midcaps. Điều này đã khiến VN-Index chỉ còn tăng hơn 1 điểm khi kết phiên.

Chỉ số kỹ thuật của HNX-Index

Trong phiên giao dịch sáng ngày 10/09/2021, HNX-Index rung lắc trở lại sau chuỗi tăng điểm kéo dài kể từ khi chỉ số test thành công vùng hỗ trợ 320-330 điểm (đỉnh tháng 06 và tháng 07/2021). Sự xuất hiện của mẫu hình nến Doji cho thấy nhà đầu tư đang bắt đầu phân vân về triển vọng của chỉ số.

Tuy nhiên, nếu đà tăng vẫn được củng cố thì chỉ số sẽ có cơ hội hướng lên test mục tiêu tại vùng 360-370 điểm (theo nguyên lý đối xứng trong phân tích kỹ thuật).

Chỉ báo Stochastic Oscillator và chỉ báo MACD vẫn tích cực sau khi cho tín hiệu mua trước đó. Điều này đang ủng hộ cho xu hướng tăng của chỉ số.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 10/9, VN-Index tăng 1,33 điểm (0,1%) lên 1.345,31 điểm. Toàn sàn có 213 mã tăng, 194 mã giảm và 43 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,39 điểm (-0,11%) xuống 30,05 điểm. Toàn sàn có 138 mã tăng, 86 mã giảm và 50 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,58 điểm (0,61%) lên 95,41 điểm.

Thanh khoản thị trường ở mức tương đương phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 2.160 tỷ đồng, tăng 0,3%. Trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE giảm 4% xuống còn 17.218 tỷ đồng. Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng hơn 700 tỷ đồng trên sàn HoSE.

Cổ phiếu đáng lưu ý trong ngày

TPB – Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Đường SMA 100 ngày đã hoàn thành tốt nhiệm vụ hỗ trợ của mình trong nhiều tháng qua. Giá cổ phiếu sẽ xuất hiện phục hồi mạnh sau khi về test lại hỗ trợ này. Người viết kỳ vọng điều này sẽ lặp lại trong thời gian tới.

Hiện tại, giá cổ phiếu đã vượt đường SMA 50 ngày và hiện đang test lại đỉnh cũ tháng 07/2021 (tương đương vùng 37,500-39,500). Nếu vượt hoàn toàn được vùng này thì đà tăng của TPB sẽ được củng cố mạnh mẽ.

phân tích kỹ thuật cổ phiếu TPB
Hiện tại, giá cổ phiếu TPB đã vượt đường SMA 50 ngày và đang test lại đỉnh cũ tháng 07/2021

Khối lượng giao dịch tăng cao trong những ngày gần đây. Bên cạnh đó, chỉ báo MACD và Stochastic Oscillator tiếp tục bứt phá sau khi cho mua trước đó. Những tín hiệu này càng ủng hộ cho khả năng tăng trưởng của cổ phiếu.

VHM – CTCP Vinhomes

Sau khi test cận dưới của kênh giá tăng (bắt đầu từ tháng 04/2020), giá cổ phiếu VHM đã ngay lập tức trở lại điều chỉnh. Hiện trong phiên giao dịch sáng ngày 10/09/2021, VHM tiếp tục biến động giằng co quanh đường SMA 100 ngày.

Mẫu hình nến Doji xuất hiện chứng tỏ tâm lý nhà đầu tư đang khá phân vân về triển vọng của cổ phiếu. Nếu đà giảm tiếp tục diễn ra khiến đường SMA 100 ngày bị phá vỡ thì vùng 103,000-106,000 (đáy cũ tháng 07/2021) sẽ là hỗ trợ quan trọng cho cổ phiếu.

Tuy nhiên, chỉ báo MACD và chỉ báo Stochastic Oscillator vẫn đang tích cực sau khi cho tín hiệu mua trước đó. Điều này cho thấy rủi ro điều chỉnh đã được giảm thiểu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *