Nhìn nhận thực tế từ thị trường cho thấy nhu cầu đầu tư trái phiếu doanh nghiệp vẫn rất lớn. Lý giải về điều này, các chuyên gia nhận định, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp hấp dẫn bởi lãi suất rất cao. Đây cũng chính là yếu tố mà nhà đầu tư cá nhân lựa chọn. Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia, việc đổ tiền vào trái phiếu doanh nghiệp lãi suất cao tiềm ẩn không ít rủi ro. Theo đó, nhà đầu tư không có gì đảm bảo được số lãi suất sẽ được trả đúng hạn. Và, nếu kinh doanh xảy ra vấn đề, doanh nghiệp sẽ không có khả năng trả nợ.
Nhu cầu đầu tư trái phiếu doanh nghiệp vẫn rất lớn
Lãi suất cao hút nhà đầu tư cá nhân vào trái phiếu doanh nghiệp, khiến họ đôi khi quên mất nguyên tắc “lợi nhuận cao kèm rủi ro lớn”. Trái phiếu doanh nghiệp bùng nổ từ đầu năm 2020 và tiếp tục tăng nhiệt trong những tháng gần đây. Không chỉ từ phía cung, nhu cầu của thị trường cũng liên tục tăng, đặc biệt là sức hút với nhà đầu tư cá nhân.
Theo Trung tâm phân tích Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research), các điều kiện phát hành được siết chặt thông qua các thông tư sửa đổi gần đây. Khả năng tiếp cận của nhà đầu tư cá nhân giảm. Nhưng nhu cầu đầu tư trái phiếu doanh nghiệp vẫn rất lớn. Nguyên nhân đến từ chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu và lãi suất huy động. Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cao hơn 1-3% một năm so với kênh gửi tiết kiệm. Thậm chí, một số doanh nghiệp bất động sản còn huy động trái phiếu tới 11-14% mỗi năm. Nếu so với mặt bằng lãi suất huy động hiện nay, con số này gần gấp đôi.
Nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp bị hấp dẫn bởi lãi suất cao
Ngoài ra, nhu cầu tìm kiếm kênh đầu tư lãi suất cố định để trú ẩn trong thời gian dịch bệnh phức tạp cũng tăng lên. Khi các kênh khác như vàng, đôla Mỹ hay chứng khoán có những giai đoạn chững lại. Nhà đầu tư cá nhân, vì thế, trở thành một trong những khách hàng chính của các đợt phát hành. Chưa tính phần được bán lại từ các ngân hàng hay công ty chứng khoán. Nhưng đối tượng này cũng là cái tên xuất hiện nhiều nhất trong cảnh báo từ phía cơ quan quản lý. Bộ Tài chính, từ giữa năm 2020, đã liên tục khuyến cáo nhà đầu tư “không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao”.
Lãi suất là yếu tố quan trọng nhất hút nhà đầu tư với kênh này. Nhưng việc đảm bảo khả năng chi trả cũng quan trọng không kém. Trong bối cảnh diễn biến Covid-19 phức tạp, việc thiếu hụt dòng tiền khiến nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh kênh trái phiếu, mức lãi suất cao cũng đi kèm rủi ro.
Cảnh báo từ SSI Research
Trong báo cáo cuối tháng 7, SSI Research nhấn mạnh việc lãi suất không phải là tất cả. Nhà đầu tư cần cẩn trọng khi phân tích về diễn biến của thị trường trái phiếu nửa đầu năm nay. Một trong những vấn đề cần lưu ý là khả năng đánh giá năng lực của đơn vị phát hành và tiềm năng. Rủi ro của đợt chào bán. Năng lực tài chính là yếu tố đảm bảo khả năng chi trả của nhà phát hành. Nhưng nhà đầu tư cá nhân thường không có kỹ năng phân tích. Và theo dõi các chỉ tiêu tài chính để biết nhà phát hành có khả năng trả nợ. Họ cũng khó kiểm soát việc doanh nghiệp có sử dụng trái phiếu đúng với mục đích huy động vốn hay không.
Nên xem xét đến vấn đề tài sản đảm bảo
Vấn đề tài sản đảm bảo cũng được lưu ý. SSI Research cho rằng việc đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ gốc lãi trái phiếu bằng cổ phiếu, tài sản đảm bảo phổ biến trong các đợt phát hành gần đây. Nó không có nhiều ý nghĩa. Trái chủ, về lý thuyết, có thể bán cổ phiếu để lấy lại tiền khi doanh nghiệp không còn khả năng trả nợ. Nhưng tài sản này lại biến động theo sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
“Khi sự kiện vi phạm xảy ra, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì giá trị cổ phiếu dùng làm tài sản đảm bảo (thường là của tổ chức phát hành hoặc liên quan đến tổ chức phát hành) cũng sẽ sụt giảm nghiêm trọng”. SSI Research cảnh báo.
Rủi ro khi không có “bộ lọc” xếp hạng trái phiếu doanh nghiệp
Ở khía cạnh thị trường, việc thiếu vắng các “bộ lọc” quan trọng. Như các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trong nước. Cũng làm tăng rủi ro cho kênh huy động trái phiếu với nhà đầu tư cá nhân. So với nhà đầu tư tổ chức, khả năng tiếp cận thông tin của nhóm nhà đầu tư cá nhân hạn chế hơn. Việc tham gia của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hạn chế rủi ro. Ngoài ra, theo FiinGroup, khung xếp hạng nội địa sẽ giúp xoá bỏ “điểm mù”. Do trần xếp hạng quốc gia mà các đơn vị quốc tế áp cho Việt Nam.
“Xếp hạng nội địa như giải V-League còn quốc tế như EUFA/AFC Champions League. Phục vụ nhà đầu tư nội địa và trong môi trường kinh doanh của Việt Nam thì nên dùng khung xếp hạng của Việt Nam”. FiinGroup. Tuy nhiên, Việt Nam đến nay mới chỉ có hai công ty xếp hạng tín nhiệm. Đó là FiinRatings và Sài Gòn Thịnh Phát. Số lượng các doanh nghiệp được xếp hạng ít.
ADB trong báo cáo mới đây cũng đánh giá thị trường trái phiếu Việt Nam đang phát triển ở mức rất nhanh. Vượt nhiều quốc gia trong cùng khu vực. Tuy nhiên sự phát triển có xu hướng bị kéo lệch về một phía. “Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam mới mạnh về phía cung. Mà chưa mạnh về phía cầu cho dù sức mua trên thị trường gia tăng đáng kể”. ADB nhận xét. Lý do là sự thiếu vắng các tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Khiến kênh đầu tư này để lại những khoảng trống về rủi ro.
Tạm kết
Trước đó, ngày 1/9, Bộ trưởng Tài chính đã ký công văn yêu cầu Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Vụ Tài chính ngân hàng. Và Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam tăng cường kiểm tra thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Tình trạng tổ chức phát hành là các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập. Kết quả kinh doanh không rõ ràng và phát hành không có tài sản đảm bảo. Hoặc chất lượng tài sản đảm bảo thấp sẽ được thắt chặt.
Đây là lần thứ hai trong khoảng một năm qua Bộ Tài chính lên tiếng về thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Động thái bắt nguồn từ lo ngại kênh huy động vốn này đang bộc lộ nhiều rủi ro cho nhà đầu tư và gây mất an toàn nền tài chính quốc gia.