Chuyển đổi từ BHXH bắt buộc sang tự nguyện lưu ý gì?

Chuyển đổi từ BHXH bắt buộc sang tự nguyện lưu ý gì?

Khi người lao động (NLĐ) không còn thuộc nhóm đối tượng để tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc thì họ có thể chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện. Thời gian tham gia BHXH tự nguyện sẽ được cộng dồn vào thời gian tham gia BHXH bắt buộc trước đó để tính thành thời gian đóng BHXH. Vậy nên việc chuyển đổi từ BHXH bắt buộc sang tự nguyện không làm ảnh hưởng đến thời gian đóng BHXH của NLĐ. Tuy nhiên, vẫn còn một số lưu ý mà NLĐ cần nắm về hai loại hình BHXH này để biết về quyền lợi của mình sẽ bị ảnh hưởng như thế nào.

Vài nét về hai loại hình BHXH

Định nghĩa, đối tượng tham gia và mức đóng

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, bảo hiểm xã hội được chia làm hai loại hình là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong đó: “Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia”. Loại hình BHXH này là dành riêng cho NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ). Nếu người lao động đủ điều kiện luật định thì NLĐ và NSDLĐ bắt buộc phải tham gia đóng BHXH bắt buộc. Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.

BHXH bắt buộc
BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà NLĐ và NSDLĐ phải tham gia

“Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất”. Theo đó, BHXH tự nguyện là loại BHXH dành cho những người không đủ điều kiện tham gia BHXH bắt buộc. Nên phạm vi đối tượng tham gia của BHXH tự nguyện rộng hơn BHXH bắt buộc. Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

Chế độ khi tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện

Trong đó, BHXH bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất. Người lao động tham gia BHXH bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau; thai sản; hưu trí; tử tuất; tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật. Còn BHXH tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất.

Lưu ý khi chuyển đổi từ BHXH bắt buộc sang tự nguyện

Thời gian đóng BHXH sẽ cộng dồn khi chuyển đổi từ BHXH bắt buộc sang tự nguyện

Theo, khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian đóng BHXH như sau: “Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục; thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”. Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện; được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Thời gian đóng BHXH
Thời gian đóng BHXH là tổng thời gian mà NLĐ đã đóng BHXH

Lưu ý về chế độ mà BHXH tự nguyện không chi trả

Từ các quy định trên, khi người lao động chuyển từ đóng BHXH bắt buộc sang tự nguyện; thì thời gian đóng BHXH bắt buộc vẫn được tính vào tổng quá trình đóng BHXH. Tuy nhiên, BHXH tự nguyện chỉ chi trả cho hai chế độ hưu trí và tử tuất. Do vậy, BHXH tự nguyện sẽ được cộng nối với BHXH bắt buộc để giải quyết hai chế độ này. Còn những chế độ về thai sản; ốm đau; tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp thì BHXH tự nguyện không chi trả. Tiếp tục theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều thông tin hấp dẫn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *